Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

MÁY KIỂM TRA ĐỘ BỀN CỦA CHỈ KHÂU LF100 - TINIUS OLSEN



SỨC BỀN LÀ GÌ?

Mọi người thường nghe nói các thuật ngữ như “Độ Bền” hay “Sức bền” của một đồ vật hoặc một vật liệu nào đó. Nó là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng của một sản phẩm. Như vậy độ bền là gì ?


ĐỘ BỀN LÀ GÌ ?


Độ bền là một đặc tính cơ bản của vật liệu, mọi người định nghĩa độ bền như là một khả năng chịu đựng không bị đứt, gãy, phá hủy, dưới tác động của ngoại lực lên vật thể. Hay một khái niệm rộng hơn về độ bền, người ta chia các đặc tính của độ bền ra làm : độ bền kéo, độ bền nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, độ bền va đập, giới hạn chảy….

Và cũng chính vì lý do trên, mỗi một vật liệu hoặc nói cụ thể hơn là mỗi một sản phẩm có một sức bền/ mức chịu tải lực khác nhau. Ví dụ sức bền của bột xốp  -- và sức bền của cáp thép là hoàn toàn khác nhau, ngay cả mức chịu tải lực của hai vật liệu này khác nhau.

Điều này cũng giúp ta suy luận ra được rằng, không thể dùng sản phẩm kiểm tra độ bền thép ( một sản phẩm có mức tải lực lớn) để kiểm tra sức bền của vật liệu có mức tải lực thấp ( nhựa, bọt xốp)

ĐỂ SẢN PHẨM LUÔN ĐƯỢC KIỂM TRA?


Để giúp các nhà sản xuất giải quyết bài toán trên, Tinius Olsen tung ra dòng sản phẩm chỉ chuyên dùng để test các sản phẩm có mức tải lực thấp như: sợi chỉ khâu trong y tế.
Máy có hai dải lực : 0-10N và 0-100N.Với phát minh này Tinius Olsen lại mang đến cho thị trường một sản phẩm vừa tinh tế, vừa có giá cả cạnh tranh, phù hợp với thị trường vật liệu có tải lực thấp.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY LF100
-         Có dãy lực kiểm tra thấp từ 0-10N hoặc 0-100N
-         Dãy lực kiểm tra có thể được nâng cấp lên đến : 1000N
-         Kết quả sai số khi kiểm tra tải lực : +/- 0.1%
-         Phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra BS1610 loại 1 hoặc 0.5
-         Với hai nút báo hiệu kết quả kiểm tra : PASS hoặc FAIL rất trực quan sinh động
-         Giao diện Digital và Analog
-         Dữ liệu dễ dàng trích xuất vào máy tính để có thể in ấn
-         Bộ nhớ trong có thể lưu giữ lên đến 1000 kết quả test trước đó, bao gồm cả mã số sản phẩm
-         Người dùng dễ dàng quản lý các kết quả kiểm tra theo mẫu số serial sản phẩm
-         Tốc độ xử lý nhanh
-         Chi phí đầu tư thấp, kết cấu máy chắc chắn, có độ bền cao, thao tác vận hành cực kỳ đơn giản

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ ẩm của các vật liệu ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

MÁY PHÂN TÍCH ĐỘ ẨM HYDRO-TRACER

MÁY PHÂN TÍCH ĐỘ ẨM HYDRO-TRACER LÀ GÌ ?

Hãng Tinius Olsen vừa tung ra dòng sản phẩm mới về máy phân tích độ ẩm của nhựa, canxi cacbonat, caborn đen…thông qua quá trình phản ứng hóa học của CaH2 + 2 H2O,  nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà sản xuất phân tích các số liệu độ ẩm từ sản phẩm của họ. Phương pháp thử nghiệm mới này rất tiết kiệm chi phí, ít tốn kém mà lại cho kết quả xử lý nhanh, chính xác như: so sáng nhiệt độ của mẫu, trọng lượng hoặc phương pháp microwave làm cơ sở để kiểm tra. Theo phương pháp kiểm tra thông thường của Hydro Tracer thì nó sẽ xác định được hàm lượng nước chính xác nơi mà thể tích của nước được đo lường trong bình phản ứng.


QUY TẮC VẬN HÀNH

Máy có quy cách vận hành khá đơn giản. Đầu tiên mẫu được đem đi cân và sau đó được cho vào khay chứa mẫu của Máy Hydro-Tracer. Nơi đây mẫu sẽ được nung nóng bởi buồng làm nóng (tester’s heating chamber), thao tác này được kiểm soát và vận hành bởi bộ điều khiển của máy, để đảm bảo làm sao đúng nhiệt độ thích hợp làm cho hơi nước trong mẫu bốc hơi lên.Buồng làm nóng này được kết nối bộ làm lạnh trước khi thông qua đến lò phản ứng của Máy Hydro-Tracer– nơi mà có chứa sẵn dung dịch CaH2.

Lượng nước bốc hơi bay lên trên gặp CaH2 sẽ xảy ra phản ứng như phương trình bên dưới:
CaH2 + 2 H2O → Ca(OH)2 + 2 H2

Bộ phận làm lạnh sẽ giúp cho không khí khô trở về nhiệt độ thấp tại buồng làm nóng, và như thế quá trình mới lại được tiếp diễn. Sự tuần hoàn của không khí trong Máy Hydro-Tracer được cân bằng một cách tự nhiên nhờ có cấu trúc thiết kế máy độc nhất vô nhị của Tinius Olsen, thậm chí ngay cả những mẫu có tính hút ẩm cao cũng được làm khô với Máy Hydro-Tracer. Hàm lượng sau cùng của H2 trong quá trình phản ứng chính là hàm lượng nước chứa trong mẫu trước khi đo. Toàn bộ quá trình phản ứng được kiểm soát bởi phần mềm và tính toán cho ra kết quả khách quan nhất bởi người sử dụng.

Không khí xung quanh cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước đo được trong quá trình xảy ra phản ứng. Chính vì vậy, để đảm bảo kết qua thu được là chính xác và khách quan, cần phải xác định được chính xác hàm lượng và mật độ không khí tham gia quá trình phản ứng. Việc này được nhà sản xuất Tinius Olsen xử lý bằng cách gắn 01 đầu cảm biến tích hợp trong các buồng phản ứng, và nồng độ của H2 được đo bằng đầu cảm biến nhiệt độ.

QUY TRÌNH PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ THUỐC THỬ

Dung dịch CaH2 phản ứng với H2O để tạo thành Ca(OH)2 ( chúng còn được gọi là vôi tôi, hoặc Hydrat Nông Nghiệp), nó là một loại ba-zơ yếu và khá vô hại, nó cũng không đòi hỏi bất kỳ yêu cầu quy trình xử lý kỹ thuật nào đặc biệt. Việc tiến hành quá trình thử nghiệm chỉ cần một lượng thuốc thử khá nhỏ, cũng có nghĩa là lượng H2 sinh ra khá nhỏ, nên nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

ỨNG DỤNG
Plastics : ABS ; PA 6 ; PA 6.6 ; PA 12 ; PAA ; PAI ; PBT; PC ; PE; PE Talcum ; PEI ; PETa ; PETc; PMMA; POM ; PP; PS; PS expanded; PVC; TPE
Muối vô cơ
Canxi cacbonnat
Caprolactam
Sand
Carbon black

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ ẩm của các vật liệu ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

VẢI KHÔNG DỆT LÀ GÌ ? TẠI SAO PHẢI KIỂM TRA ĐỘ BỀN CỦA CHÚNG ?



VẢI KHÔNG DỆT LÀ GÌ ? 
Vải không dệt là một dạng vật liệu mới được sự dụng khá phổ biến hiện nay. Vải không dệt có cấu tạo từ các hạt nhựa tổng hợp, và một số thành phần tái chế tùy theo mục đích sử dụng. Chúng được kéo thành từng sợi và liên kết với nhau bằng dung môi hóa chất hay nhiệt cơ khí tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp. Vì không trải qua quá trình dệt may nên được gọi là vải không dệt.
Không giống loại vải thông thường, vải không dệt không được tạo ra do sự đan kết giữa hệ sợi dọc và sợi ngang trên máy dệt thoi hay một hệ sợi như trên máy dệt kim. Nguyên liệu ban đầu tạo ra vải không dệt là xơ tự nhiên và cũng qua các công đoạn chuẩn bị, tạo màng xơ, đệm xơ. Không qua giai đoạn dệt, đệm xơ được liên kết ngay bằng chất liên kết hóa học (chất dính) hoặc bằng phương pháp cơ học (ép nóng). Phương pháp này cho phép sử dụng nguyên liệu có phạm vi lớn cả về chủng loại và kích thước.
Vải không dệt có mang nhiều đặc tính hữu ích như: thấm hút, mềm mại, thoáng khí, đàn hồi, bền chắc và không gây dị ứng cho cơ thể con người, chúng lại dễ dàng phân hủy nhanh khi ở môi trường tự nhiên nên được công nhận là dạng vật liệu sinh thái thân thiện với môi trường. 


VẢI KHÔNG DỆT - VẬT LIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG ? 

Dựa theo các tính chất này mà người ta kết hợp để tạo ra những sản phẩm phù hợp phục vụ cho cuộc sống như:
- Các loại khăn lau ướt, khăn lạnh, tã lót, giày dép dùng một lần làm từ vải không dệt
- Dùng vải không dệt để làm rèm, khăn trải bàn, khẩu trang, bao bì, mặt nạ trong Y tế
- Dùng làm màng lọc trong chế biến thực phẩm. khoáng sản, dược phẩm, túi lọc trà, cà phê...
- Vải không dệt còn dùng để phục vụ trong đời sống sinh hoạt như: ba lô, túi xách, làm túi thời trang, túi siêu thị..
 Quy trình sản xuất vải không dệt có giá thành rẻ, nếu vải được xử lý tốt có thể tái sử dụng. Đây là một lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho một số sản phẩm làm từ nhựa, ni lông gây ô nhiễm môi trường phải mất hàng trăm năm vẫn chưa phân hủy được.

Vải Không Dệt Được Dùng Làm Drap Giường Trong Bệnh Viện



TẠI SAO CHÚNG LẠI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG ĐỜI SỐNG, ĐẶC BIỆT LÀ Y KHOA ?


Vải không dệt đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực y khoa, các sản phẩm thường thấy như: khẩu trang y tế, áo khoác trong phẩu thuật, băng gạc cầm máu, dụng cụ vệ sinh phụ nữ…v.v

Sản phẩm của vải không dệt thường được dùng một lần rồi vứt đi, việc làm này giúp đảm bảo tính khử trùng cao hoặc người dùng có thể làm sạch để sử dụng lại. Một số sản phẩm khác thì có thời hạn sử dụng, nhưng cũng cực ngắn kể từ ngày sản xuất. Đối với ngành y khoa, việc các bác sĩ hoặc các phòng khám, bệnh viện sử dụng sản phẩm vải không dệt như là một mặc định tiêu chuẩn, vì nó không chỉ tiết kiếm, mà còn vệ sinh, an toàn và thân thiện với môi trường

Một cơ quan tổ chức tại Nga, Tập Đoàn Avgol Russia LLC đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm Máy Kiểm Tra Kéo Nén 5ST của Tinius Olsen để kiểm tra, phân tích chất lượng của sản phẩm Vải Không Dệt mà họ làm ra, dựa trên một phần mềm nhiều tiện ích, đa ứng dụng Horizon của Tinius Olsen

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

TINIUS OLSEN - KIỂM SOÁT ĐỘ AN TOÀN TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

Tinius Olsen – giúp kiểm soát độ an toàn trong ngành hàng không ? Tại Sao lại như vậy?

Gần đây, một công ty hàng không vũ trụ của Ả Rập, đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm kiểm tra độ bền vật liệu của Công ty Tinius Olsen – một công ty cung cấp các giải pháp hàng đầu về các sản phẩm kiểm tra vật liệu trên toàn thế giới. Các quy trình sản xuất sản phẩm của công ty luôn được đặt dưới sự kiểm soát chất lượng của máy kéo nén H150KU – Tinius Olsen để đảm bảo sản phẩm của họ luôn không ngừng được nâng cấp ở mức chất lượng tối ưu. Cụ thể họ dùng máy kiểm tra độ bền vật liệu và phần mềm Horizon của Tinius Olsen để test độ bền của lớp keo – được sử dụng để kết dính các mẫu kim loại với nhau.
Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.


LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT TỐT CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘNG CƠ?

Chất Lượng Của Động Cơ – Câu Hỏi Lớn Cho Các Nhà Sản Xuất Ô TÔ

Các công ty sản xuất ô tô và xe gắn máy luôn nỗ lực trong công cuộc nâng cấp chất lượng của công suất, động cơ, nó được xem như một mấu chốt quan trong nhất trong công tác sản xuất ô tô, mô tô.Hiệu suất và đặc tính của động cơ mô tô hay nói chính xác hơn đó chính là động cơ của máy, nó bao gồm một xi-lanh bằng kim loại và một nắp xi lanh.
Nắp xi-lanh là một bộ phận trong động cơ diesel. Nắp xi lanh sẽ bịt kín khoang đốt trong. Van chỉ dẫn sẽ hướng dẫn thân van trong suốt quá trình đóng và mở van mà nó được nén vào bên trong nắp xi-lanh. Tất cả các nắp xi-lanh được làm bằng một hợp kim sắt đặc biệt có chứa cácbon, silicon và đồng. Hỗn hợp hợp kim này có độ co giãn và dẫn nhiệt tốt và hạ thấp tỉ lệ giãn nở vì nhiệt. Kích thước của nắp xi-lanh không dựa vào số lượng xi-lanh mà dựa vào các nhân tố như: tổng chi phí của động cơ, kiểu dáng của khối xi-lanh, số lượng vòng bi, ứng suất nhiệt, hệ thống làm mát và những trở ngại trong việc bít kín nắp xi-lanh.

Mỗi nắp xi-lanh được sử dụng trong xi-lanh cần có đủ độ bền và độ cứng. Nắp xi-lanh sẽ bít kín bề mặt giữa ống bọc ngoài xi-lanh, mặt trên của khối xi-lanh và lượng dầu và chất làm mát mà không làm ảnh hưởng đến ống bọc ngoài hoặc van. Nắp xi-lanh cần đủ bền để không xuất hiện các khe nứt giữa đinh tán của nắp xi-lanh, giữa các van xả và nạp hay giữa các van và máy.
Vậy Độ Cứng Là Gì ?  Tại Sao Phải Kiểm Tra Độ Cứng ?

Đầu tiên ta cần biết độ cứng là gì? Độ cứng là thước đo sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước và được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả thu được thường biến đổi tùy theo phương pháp đo. Thực tế, các kết quả thực nghiệm đo độ cứng có thể dao động trong khoảng 10% đối với cùng 1 loại vật liệu. Vì vậy, các nhà khoa học đã phải cố gắng phát minh ra một kỹ thuật lý thuyết để có thể dự đoán được độ cứng của vật liệu một cách chính xác hơn.

Ở nước ta chuẩn đo lường quốc gia thể hiện đơn vị đo độ cứng theo các tiêu chuẩn độ cứng như:“Rockwell C” (HRC), thang Brinell - HB (phương pháp Brinell); thang Vickers – HV (phương pháp Vickers).

Độ cứng là một chỉ tiêu quan trọng trong cơ khí, liên quan chặt chẽ đến độ bền của vật liệu. Độ cứng được đo theo đơn vị của các thang đo quy ước: thang Brinell - HB (phương pháp Brinell); thang Vickers - HV (phương pháp Vickers) và thang Rockwell - HR (phương pháp Rockwell). Khi đo độ cứng theo HB phải ấn viên bi kim loại lên vật cần đo với một lực xác định, trị số độ cứng HB là tỉ số giữa lực ấn và diện tích vết lõm trên vật. Đo độ cứng theo HV cũng tương tự như vậy, chỉ thay viên bi kim loại bằng một mũi kim cương hình chóp. Đo độ cứng theo HR, đầu đo có thể là viên bi, cũng có thể là mũi kim cương hình chóp và trị số độ cứng được thể hiện qua chiều sâu của vết nén.

Có nhiều thang đo độ cứng Rockwell, ký hiệu là HRA, HRB, HRC HRD... tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng. Chuẩn đo lường quốc gia về độ cứng của nước ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đơn vị đo độ cứng theo HRC. Đó là máy chuẩn độ cứng HNG 250 do CHDC Đức chế tạo, đo độ cứng theo phương pháp Rockwell thang C (HRC) với độ chính xác là 0,3 HR (trình độ, chuẩn thứ). Các mức lực tác dụng 98,07 N và 1471,0 N được tạo ra từ tổ hợp các quả cân chuẩn với độ không đảm bảo tương ứng là 0,034 0 N và 0,623 0 N; thiết bị đo chiều sâu vết nén là kính hiển vi xoắn có độ không đảm bảo đo 0,304m m (P=95%) và đầu đo là mũi đo kim cương hình chóp có góc đỉnh 120o4’± 4’và bán kính cong ở đỉnh là (197,5 ± 2,5)m m.

Hướng Dẫn Thao Tác Trên Máy Đo Độ Cứng FH31 - Tinius Olsen



Chính vì những lý do trên, càng khiến các công ty sản xuất ô-tô đặt trọng tâm trong việc thử nghiệm, kiểm tra độ cứng, độ bền của các vật liệu sản xuất, cho dù đó là một bánh xe hợp kim, hoặc một phần động cơ ô tô, chẳng hạn như đầu xi-lanh, trục khuỷu, trục cam, que con, khối động cơ, hay hộp số. Một trong những nhà sản xuất ô tô nổi tiếng, Yamaha Motors đã tin tưởng sản phẩm của Tinius Olsen – một trong những nhà kiểm tra vật liệu hàng đầu trên thế giới, để kiểm tra chất lượng của các bộ phận động cơ của họ bằng cách sử dụng Rockwell Tester FH31 – Tinius Olsen.
Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.


Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦA BỌT XỐP TRONG Ô TÔ ?


BỌT XỐP LÀ GÌ ? 

Bọt xốp  (foam) được định nghĩa chung nhất là chất được hình thành bằng cách bao gồm nhiều bọt khí trong chất lỏng hoặc chất rắn. Nó có thể đề cập đến bất kì điều gì tương tự như phenomenon, như là bọt xốp lượng tử. Thông thường mọi người gọi là bọt xốp Rubber foam-closed (cao su xốp). Xốp hoặc một số bọt được chế tạo khác khi họ sử dụng thuật ngữ. Nó có thể được xem như là một dạng keo.
Từ những năm đầu thế kỷ 20, rất nhiều loại bọt xốp rắn được sản xuất một cách đặc biệt được đưa vào sử dụng. Với tỉ trọng thấp, bọt xốp này là nguyên liệu cách nhiệt và là thiết bị nổi rất tốt; nhẹ và có thể nén lại nên là nguyên liệu lý tưởng để đóng gói và là vật liệu bít. Một số loại bọt dạng lỏng, gọi là bọt xốp chống cháy, được sử dụng để chữa cháy, đặc biệt là cháy dầu.
Bọt xốp (foam) trong trường hợp là “chất lỏng bột”, được sản xuất trong trường hợp không mong muốn của nhà sản xuất với những chất khác nhau. Ví dụ như là, bọt foam là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là quá trình hóa sinh. Rất nhiều chất sinh học, ví dụ như là nhóm các hợp chất hữu cơ, dễ dàng tạo nên bọt động và hoặc là sục khí. Bọt là một vấn đề bởi nó làm thay đổi dòng chảy chất lỏng và ngăn chặn oxy di chuyển từ không khí (do đó ngăn chặn được sự hô hấp của vi sinh vật trong quá trình vận động. Vì lý do này mà hỗn hợp chất chống sủi bọt, giống như dầu silicon, được thêm vào để ngăn ngừa vấn đề này.
Nếu muốn bọt được tạo ra như mong muốn, chất tạo bọt có thể làm được điều đó. Thuật ngữ bọt biển được sử dụng để miêu tả bọt  được hình thành trên mặt nước biển từ tác động của sóng biển. Theo một số cách, men bánh mì cũng là bọt foam bởi vì men làm nở bánh mì bằng cách sản sinh ra các bọt khí bong bóng nhỏ trong bột nhào
Cấu Trúc Của Bọt Xốp (Foam)
Bọt xốp (foam) trên thực tiễn sắp xếp rất hỗn độn, có bọt rất đa dạng về kích thước. Nghiên cứu về bọt foam lý tưởng liên quan tới các vấn đề toán học về làm đầy không gian và bề mặt tối thiểu. Cấu trúc Weaire – phelan được cho là cấu trúc đơn vị có khả năng nhất (tối ưu) về bọt được ra lệnh một cách hoàn hảo, trong khi luật của Plateau mô tả làm thể nào để màng xà bông hình thành nên cấu trúc trong bọt foam.
Bọt xốp rắn tạo nên một lớp quan trọng về vật liệu di động nhẹ. Loại foam này được phân vào 2 loại dựa trên cấu trúc lỗ hổng. Loại đầu tiên được gọi là bọt xốp cấu trúc lỗ hổng. Loại foam này bao gồm các lỗ hổng liên kết với nhau và hình thành nên một mạng lưới liên kết với nhau. Loại thứ hai của foam không có các lỗ hổng liên kết với nhau và được gọi là xốp foam cấu trúc ô kín. Thông thường, xốp foam cấu trúc ô kín có cường độ nén cao hơn do cấu trúc của nó. Loại foam có cấu trúc ô kín đặc biệt được biết tới như là bọt xốp (foam) cú pháp, nó gồm các hạt rỗng được nhúng vào trong nguyên liệu nền
Bot xốp cấu trúc ô kín có sự ổn định về kích thước cao hơn, hệ số hấp thụ độ ẩm thấp và bền hơn so với foam cấu trúc mở. Tất cả các loại foam đều được sử dụng rộng rãi như là nguyên liệu cốt lõi trong vật liệu hỗn hợp có cấu trúc xen kẽ.

ỨNG DỤNG BỌT XỐP (FOAM)
Bọt xốp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô để ngăn ngừa chấn thương cho hành khách trong trường hợp có va chạm xảy ra. Các đặc tính nổi bật của bọt xốp : cách nhiệt, hút ẩm, giảm chấn, chèn kín, hút ẩm…v.v Chúng được sử dụng trong các tấm đệm, đệm ghế ngồi trong đồ nội thất hoặc ghế ngồi trên các phương tiên đi lại và trong nhiều ứng dụng khác nhau… Việc sử dụng bọt xốp trong ngành công nghiệp ô tô giúp cải thiện đáng kể vấn đề an toàn cho người lái xe khi lưu thông, nó giúp hấp thu năng lượng sinh ra khi có va chạm và làm giảm sốc một cách tối đa.

Ngoài ra, bọt xốp có giá thành khá rẻ và có thể ứng dụng trong nhiều mẫu thiết kế linh hoạt. Các ứng dụng điển hình như: tấm panel, bảng chỉ dẫn, tay vịn, hộp găng tay, lưng ghế, ống dẫn khí….
TẠI SAO PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỌT XỐP TRONG Ô TÔ?
Bọt xốp là một vật liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất ô-tô, vì nó đảm bảo tính an toàn cho người lái xe và giảm thiểu các thương tổn gây ra một khi có va chạm đáng tiếc xảy ra. Cường độ nén của bọt xốp quyết định nên tính bền vững của chúng. Hiểu được vấn đề trên, Tinius Olsen tung ra dòng sản phẩm H5KT để có thể đo được cường độ nén bền của chúng, các bước thực hành thí nghiệm luôn tuân thủ theo các nguyên tắc ASTM, ISO…

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG

KIỂM TRA ĐỘ BỀN CỦA BÀN CHẢI -  VIỆC LÀM TỐI QUAN TRỌNG 


Khoảng  7000 năm trước công nguyên, Người Ai Cập cổ đại đã ý thức được rằng, cần phải có một công cụ giúp cho việc vệ sinh răng miệng thuận tiện hơn, thế là họ “huy động” luôn ngón tay của mình. Bạn có để ý không, đến bây giờ chúng ta vẫn thường sử dụng ngón tay trỏ để minh hoạ cho việc đánh răng đấy!



Sau đó khoảng 2.000 năm, người Babylon chế ra một công cụ đánh răng mới, đó là cành cây với một đầu được nhai hoặc chà cho tơi ra. Có thể nói, đây là mẫu bàn chải đầu tiên trên thế giới, bằng chứng là người ta phát hiện ra các dụng cụ làm sạch răng miệng xung quanh các lăng mộ cổ của người Ai Cập


Đến khoảng năm 1600 Trước Công Nguyên, người Trung Quốc sử dụng “nhánh cọ thơm” để nhai giúp làm sạch, giữ hơi thở thơm tho.

Sau đó, họ đã cải tiến bàn chải bằng cách sử dụng lông bờm ngựa gắn vào khúc tre, đây được xem là mẫu bàn chải đầu tiên có hình dạng giống bây giờ nhất.


Tại Anh, vào năm 1780, William Addis là người đầu tiên kinh doanh bàn chải do chính ông sáng chế. Điều thú vị là, ông đã tạo ra mẫu bàn chải làm từ lông và xương động vật này ở… trong tù!

Nhưng Bằng sáng chế bàn chải đầu tiên được trao cho H. N. Wadsworth năm 1857 (Bằng sáng chế của MĨ No. 18.653) ở Hoa Kì, nhưng dây chuyền sản xuất ở Mĩ lại phải đến năm 1885 mới bắt đầu. Thiết kế nâng cao hơn có tay cầm làm bằng xương với những cái lỗ được khoan và gắn vào lông lợn lòi Xi-Bia

Sau đó, lông tự nhiên (từ lông động vật) được thay thế bằng sợi tổng hợp, thường là sợi nylon, bởi DuPont năm 1938. Bàn chải sử dụng sợi nylon đầu tiên được bán lần đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 1938. Chiếc bàn chải điện đầu tiên, Broxodent, được giới thiệu bởi công ty Bristol-Myers (giờ là Bristol-Myers Squibb) vào năm 1959.

Vào tháng 1 năm 2003, bàn chải đánh răng được chọn đứng vị trí số một trong những phát minh mà không thể thiếu đối với cuộc sống của người Mỹ, vượt qua cảđiện thoại di động, máy tính, xe ôtô, và lò vi sóng theo Lemelson-MIT chỉ số phát minh

Ngày nay, bàn chải đánh răng ( loại dùng tay và bằng điện) có rất nhiều mẫu mã, hình dạng kích thước khác nhau. Các mẫu thiết kế bàn chải gồm : dạng cong, góc cạnh, hình bầu dục, hình tròn…. đường viền với lớp cao su mềm bao bọc quanh long bàn chải, giúp người dùng dễ dàng trong việc vệ sinh răng miệng.

Kiểm tra chất lượng:
Các thiết kế cơ bản của người Ai Cập cổ đại vẫn giữ nguyên và không thay đổi cho đến ngày nay, vẫn tay cầm, lớp lông tơ để làm sạch răng miệng. Trong lịch sử phát triển lâu dài của nó, bàn chải đánh răng có thể nói là một phát minh khoa học vĩ đại và nó không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Và để đảm bảo rằng bàn chải đánh răng ngày nay vẫn đảm bảo tốt chất lượng, và độ tin cậy của nó. Chúng tôi, nhà cung cấp giải pháp về kiểm tra độ bền vật liệu hàng đầu – Tinius Olsen đã phát triển nên thiết bị kiểm tra các đặc tính cơ lý, độ bền của sản phẩm này theo các tiêu chuẩn thử nghiệm nghiêm ngặt ISO 179 (Charpy impact), ISO 180(Izod impact), ASTM D256 (Izod impact) and ASTM D6110 (Charpy impact) trên dòng máy đo độ bền va đập IT504 của Tinius Olsen - USA

Thử Nghiệm Test Độ Bền Của Plastic Trên IT504 Theo Phương Pháp Izod

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.