Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Kiểm Tra Độ Bền Kéo Đứt Mẫu in 3D Theo ISO 527 - Câu Chuyện Từ Airwolf3D

1-Airwolf3D là ai ?

- Airwolf3D được coi như người đi tiên phong trong lĩnh vực chế tạo, thiết kế ra các máy in 3D, với một số Model có thể in được 40 loại vật liệu khác nhau như: PP, TPU, Nylon, ABS...và nhiều loại vật liệu khác.

- Những mẫu sản phẩm của họ luôn được cải tiến, ngoài mẫu mã thì các kết cấu vật liệu, khung in đều phải đảm bảo độ động nhất và chắc chắn nhất định. Chính vì thế mà những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp đều tìm đến và sử dụng sản phẩm của Airwolf 3D: Apple, HP, Ford, Toyota, Airbus, Honda, IBM,....

2- Quá trình kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng của Airwolf 3D


- Tại Airwold 3D, họ có 1 đội ngũ kỹ sư thiết kế, phòng chế tạo vật liệu làm việc liên tục không ngừng để phát triển các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Một trong những khâu khó khăn nhất là việc kiểm soát chất liệu khi in như : PP, TPU, Nylon, ABS...khi đưa vào máy thao tác,...một số thường bể, gãy, nứt sau 1 thời gian sử dụng.

3-Tinius Olsen - tự hào là 1 phần trong quá trình chinh phục thành công của Airwolf 3D

- Để giải quyết bài toán nan giải trên, đội ngủ kiểm soát chất lượng của Airwolf 3D đã tìm đến Tinius Olsen - 1 thương hiệu hàng đầu trong ngành chế tạo các thiết bị kiểm soát độ bền vật liệu.
- Với phương pháp thử độ bền kéo đứt theo tiêu chuẩn ISO 527, giờ đây các mẫu sản phẩm của Airwolf 3D độ bền cứng cáp, chắc chắn,....luôn làm hài lòng các khách hàng khó tính nhất của Airwolf 3D.

- Từ câu chuyện trên của nhà sản xuất máy in 3D hàng đầu thế giới cty Airwolf 3D, các bạn có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát độ bền của sản phẩm, bởi nó là yếu tố quyết định sống còn thương hiệu, giá trị doanh nghiệp của bạn,

- Hãy đến với chúng tôi, Tinius Olsen - nhà cung cấp giải pháp về kiểm soát độ bền vật liệu hàng đầu trên thế giới,:
 - Hơn 138 năm thành lập
 - Được tổ chức ASTM nhiều lần vinh danh và có nhiều bài viết về chúng tôi
 - Các sản phẩm đều bảo hành 18 tháng và có giá trị khấu hao trên 10 năm
 - Độ chính xác cao, kết cấu máy gọn nhẹ, vững chắc
 - Phần mềm đa dụng, có thể quản lý online cho nhiều user, giao thức dễ sử dụng, thao tác,....và còn nhiều điều hấp dẫn khác..


Bạn đang là 1 nhà sản xuất hoặc là 1 công ty kiểm định độc lập, bạn cần 1 giải pháp hoàn thiện để kiểm soát độ bền cho các sản phẩm của cty bạn hoặc của đối tác

(Nguồn tham khảo: https://airwolf3d.com/)

Hãy liên hệ ngay về:
Mr . Le Tuan Thi - Sales Manager
Cellphone: +84935 41 06 47
Email: thile@testing-material.com
Website: http://testing-material.com

Tinius Olsen - Thách Thức Độ Bền Với Thời Gian


1- Quá Trình Thành Lập
- Tinius Oslen là hãng đầu tiên trong ngành kiểm tra độ bền vật liệu, hãng được thành lập vào năm 1880, đến nay đã hơn 138 năm,
- Đặc biệt, hãng có cùng thời gian và địa điểm thành lập với Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế uy tín ASTM, 1 bài viết trịnh trọng nằm trên website chính thống của ASTM cũng đã nói về điều này, link: https://www.astm.org/standardization-news/?q=business-case/to-a-t-ja16.html

- Nếu bạn đang tham vấn, tìm hiểu các thông tin để kiểm soát độ bền của vật liệu, chắc hẳn bạn phải biết được ASTM là gì, và những quy tắc liên quan đến sản phẩm mà bạn đang sản xuất, nào hãy cùng chúng tôi trải nghiệm 1 đoạn clip ngắn của 1 thành viên rất đặc biệt Shawn Byrd nói về điều đó


2- Tiêu chuẩn quốc tế
- Như các bạn đều biết, để các sản phẩm hoặc thiết bị kiểm soát chất lượng trong phòng LAB của bạn được nhiều đối tác, nhà cung ứng an tâm với kết quả kiểm định, sản phẩm đó phải đạt nhiều chứng chỉ danh giá, đáp ứng các tiêu chuẩn Global trên thế giới như: ASTM, ISO, A2LA, BIN, JIS,....
-Chúng tôi, Tinius Olsen là hãng danh giá đầu tiên đạt được những điều đó trong ngành kiểm soát độ bền cho các vật liệu, các đơn vị uy tín trong và ngoài nước đã sử dụng thương hiệu của chúng tôi để kiểm soát độ bền của họ, có thể kể đến những cái tên đình đám như: Intertek, SGS, Unilever, Nệm Cao Su Kymdan, Tổng công ty CNS Sài Gòn, Nhà Máy Colgate Palmolive, Viện Khoa Học Vật Liệu,  Vietsovpetro, Nhựa Rạng Đông, Đại Đồng Tiến, Tập đoàn An Phát, Tập Đoàn Dệt May Phong Phú, Trung Tâm TUD-SUV, ....




3- Tinius Olsen - Thách thức độ bền cùng thời gian
- Nói đến các thiết bị của Tinius Olsen, ngoài tính năng tiện dụng, chính xác, các sản phẩm của hãng còn có độ bền - giá trị khấu hao cực kỳ tốt, những hình ảnh bên dưới sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về chúng tôi.










Bạn đang là 1 nhà sản xuất hoặ 1 công ty kiểm định độc lập, cần xây dựng/tư vấn kỹ thuật để giúp cải thiện các tính năng, hiệu suất của LAB bạn, hãy liên hệ ngay về:

Mr. Lê Tuấn Thi - Sales Managger
Cellphone: +84935 41 06 47
Email: kevintst99@gmail.com
or: thile@testing-material.com
Skype: thile.tst
website: http://testing-material.com/

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT MFI (CHỈ SỐ CHẢY) TRONG NGÀNH NHỰA


1-MFI – Melt Flow Indexer (Chỉ Số Chảy Là Gì?)
Định nghĩa: Chỉ số MFI là một đại lượng để đánh giá phân tử lượng trung bình khối và một đại lượng tỷ lệ nghịch với độ nhớt nóng chảy, hay nói cách khác, một chỉ số MFI cao, thì polymer chảy qua đầu khuôn càng nhiều. Chúng ta đều biết rằng chỉ số MFI là cực kỳ quan trọng để có thể biết trước và điều khiển quá trình nóng chảy của vật liệu được hiệu quả. 

2-ASTM D1238 là gì?
ASTM là 1 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, ban hành rất nhiều các biện pháp, bộ quy tắc tiêu chuẩn để cho tất cả các nhà sản xuất trên tất cả các nước tuân thủ theo.
Trong bộ tiêu chuẩn ASTM D1238 nó quy định về cách test, quá trình test, cách đánh giá Chỉ số chảy của các mẫu hạt nhựa như PP, PE, HDPE…như bảng mô tả bên dưới

3-Giới thiệu Máy Đo Chỉ Số Chảy MP1200 Tinius Olsen
Tinius Olsen là 1 nhãn hiệu có từ rất lâu đời của Anh Quốc, hơn 138 năm.
Sản phẩm của hãng có độ bền cực kỳ cao, nên giá trị khấu hao cũng rất tốt.


Nhà máy Dae Myung Vietnam, KCN Đồng Nai đã và đang sử dụng máy đo chỉ số chảy của Tinius Olsen hơn 07 năm nay, vừa quyết định đầu tư thêm 1 máy mới để nâng cao công suất làm việc cho LAB, đây là 1 trong số ít khách hàng của chúng tôi chịu public các sp phòng LAB của nhà máy họ. http://www.daemyungnnc.com/index.php/equipment#prettyPhoto





Sẽ có rất nhiều thương hiệu khác nhau để chọn, nhưng duy chỉ có 1 sp sẽ giúp bạn tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng, có giá trị bền vững và khấu hao tốt với thời gian.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ về:
Mr Thi – Sales Manager
Cellphone: +84935 41 06 47
Skype: thile.tst

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

MÁY KIỂM TRA ĐỘ BẾN KÉO CAO SU (TENSILE STRENGTH - ASTM D412)

ĐỘ BỀN KÉO – TENSILE STRENGTH - ASTM D412

1-Định nghĩa: Phương pháp đo độ bền kéo dùng để xác định tính chất cơ lý của mẫu cao su đã lưu hóa và vật liệu có tính đàn hồi. Các tính chất cơ lý thông dụng là Module 100%, Module 300%, độ kháng đứt, độ biến dạng đứt, độ kháng xé, độ chịu nén….
Việc kiểm tra cơ tính mẫu sẽ bắt đầu từ việc chuẩn bị mẫu và kiểm tra mẫu. Phương pháp đo cơ tính mẫu dựa trên sự thống nhất của mẫu tiêu biểu. Phương pháp đo độ bền kéo của mẫu được thiết lập sau khi mẫu ban đầu không chịu ứng suất được kéo giãn đến một giới hạn nhất định và bắt đầu xuất hiện vết nứt. Việc kiểm tra độ bền kéo mẫu chỉ là một phần trong việc kiểm tra cơ tính mẫu, chỉ với độ bền kéo không thể nói lên toàn bộ tính chất của sản phẩm.
Độ bền kéo phụ thuộc vào những yếu tố sau: vật liệu kiểm tra, điều kiện kiểm tra như: nhiệt độ, tốc độ kéo, độ ầm, điều kiện mẫu trước kiểm tra,….Do đó cơ tính của vật liệu chỉ nên được so sánh trong cùng điều kiện kiểm tra. Nhiệt độ và tốc độ kéo ảnh hưởng quan trọng đến độ bền kéo, nên phải được kiểm soát trong quá trình kiểm tra.
2-Thiết bị kiểm tra: Máy dùng để kiểm tra độ bền kéo mẫu gồm 02 hệ thống ngàm kẹp mẫu, có thể di chuyển theo phương thẳng đứng để thực hiện tác dụng kéo giãn hoặc nén ép mẫu.
Vận tốc kéo mẫu có thể thay đổi được trong một khoảng khá rộng theo quy định thường được chọn là 500±50mm/phút (20±2in/phút) cho khoảng cách tối thiểu là 750mm. Dưới tác dụng của lực kéo, mẫu sẽ bị kéo giãn ra và cuối cùng bị đứt.
Tại các thời điểm quy định cần ghi nhận lực tác dụng và độ giãn của mẫu. Từ các giá trị này tính ra các kết quả phản ánh các tính chất cơ lý thông dụng của mẫu cao su.

3.Mẫu kiểm tra:
Mẫu dùng để đo và phương pháp đo được áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM D412.
Mẫu đo thông dụng là 03 mẫu có dạng quả tạ được các bằng dao cắt chuẩn từ một tấm phẳng cao su đã được lưu hóa trong khuôn ép với bề dày không nhỏ hơn 1,3mm và không lớn hơn 3±0.3mm. Nếu mẫu đo có bề dày quá khác biệt sẽ cho kết quả đo không thể so sánh được.
Dùng dao cắt chuẩn để cắt từ tấm phẳng ra ba mẫu dạng quả tạ.Lưu ý để dao cắt ở vị trí cắt không quá sâu có thể làm hỏng dao cắt. Luôn luôn lót tấm bìa cứng bên dưới mẫu trong khi chỉnh dao và cắt mẫu.Sau khi tháo dao ra khỏi máy cắt cần phải đặt dao vào hộp bảo vệ, không tùy tiện để dao cắt trên các mặt thép cứng vì có thể làm hỏng dao cắt

Mẫu đo phải phẳng và các cạnh cắt phải đều. Vạch 02 vạch ghi dấu trên mẫu dạng quả tạ cách nhau L0 = 20.00±0.08mm. Hai vạch phải nằm cách đều tâm của mẫu thử và được vạch thật song song với nhau và thẳng góc với cạnh mẫu thử.
Đo bề dày các mẫu quả tạ bằng dụng cụ đo bề dày. Bề dày mẫu được đo tại 03 điểm ở phần hẹp của mẩu quả tạ và lấy trung bình, sai số ≤ 0.025mm
Bề rộng của mẫu quả tạ lấy trị số chuẩn là Width = 6mm
Mẫu phải được ổn định hóa ở nhiệt độ bình thường ít nhất 03 giờ trước khi đem đo.
Trong trường hợp không thể cắt mẫu theo hình dạng quả tạ, có thể cắt mẫu theo hình dạng mẫu thẳng do dãi mẫu hẹp, dùng cho các vật liệu cách điện có hình dạng nhỏ. Các mẫu này cũng sẽ được cắt sao cho có chiều dài vừa đủ để có thể gắn vào ngàm kẹp. Việc đánh dấu mẫu cũng sẽ được thực hiện như đối với mẫu quả tạ.



4.Phương pháp đo:
-Điều chỉnh vận tốc kéo mẫu theo đúng vận tốc quy định là 500±50mm/phút, khoảng cách tối thiểu giữa hai ngàm kẹp là 64m.
-Chọn thang đo lực kéo thích hợp, thường là thang 100.
-Mắc mẫu đo dạng quả tạ vào ngàm. Phải cẩn thận mắc mẫu thẳng đứng để sức kéo phân bố đều trên toàn diện tiết diện của mẫu, nếu không lực kéo lệch sẽ làm cho 2 vạch mực đánh dấu sẽ không còn song song khi kéo giãn, trong điều kiện đó mẫu sẽ không chịu được lực tối đa.
-Cho ngàm di chuyển đi lên. Khi xác định lực định giãn Modul 100%, Modul 300% cần phải báo hiệu và ghi lại kết quả đúng lúc.
-Đối với việc xác định độ giãn dài của mẫu cũng cần phải mắc mẫu cẩn thận, và mắc mẫu thẳng đứng, và hai vạch mực đánh dấu cũng phải song song với nhau để lực phân bố đều trên toàn tiết diện mẫu.
-Mẫu được kéo với tốc độ ngàm kéo đã thiết lập sẵn, sau 15s để đo độ giãn dài.Mẫu sau đó được ổn định trong 10 phút và không làm lệch khoảng cách giữa hai vạch mực. Sau 10 phút đo lại khoảng cách giữa hai vạch đánh dấu, trị số giãn dài nên đo với mức sai số ≤0.2mm
-Lực kéo được đọc chính xác đến 1%
-Ghi nhận các kết quả:
+Lực định dãn 100% F100
+ Lực định dãn 300%: F300
+Khoảng cách 02 vạch ngay khi đứt mẫu: Lđứt
+Lực kéo khi đứt mẫu: Fđứt
+Khoảng cách 02 vạch sau khi đứt mẫu: L (đo sau 3 phút)

5. Tính toán kết quả:
PTiết diện mẫu quả tạ: S = e x w (cm2)
PỨng suất định dãn 100% (Modul 100%): M100 = F100/S (kgf/cm2)
PỨng suất định dãn 300% (Modul 300%): M300 = F300/S (kgf/cm2)
PỨng suất kháng đứt (độ kháng đứt): Fđứt/S (kgf/cm2)
PĐộ biến dạng đứt: (Lđứt – L0) x 100/L0 (%)
PĐộ biến dạng dư (sau 3 phút): (L – L0) x 100/L0(%)
PĐộ giãn dài (L – L0) x 100/L0 (%)
Kết quả của mỗi tính chất là trị số trung bình của 03 mẫu đo

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Website: www.testing-material.com