Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

MÁY KIỂM TRA ĐỘ BẾN KÉO CAO SU (TENSILE STRENGTH - ASTM D412)

ĐỘ BỀN KÉO – TENSILE STRENGTH - ASTM D412

1-Định nghĩa: Phương pháp đo độ bền kéo dùng để xác định tính chất cơ lý của mẫu cao su đã lưu hóa và vật liệu có tính đàn hồi. Các tính chất cơ lý thông dụng là Module 100%, Module 300%, độ kháng đứt, độ biến dạng đứt, độ kháng xé, độ chịu nén….
Việc kiểm tra cơ tính mẫu sẽ bắt đầu từ việc chuẩn bị mẫu và kiểm tra mẫu. Phương pháp đo cơ tính mẫu dựa trên sự thống nhất của mẫu tiêu biểu. Phương pháp đo độ bền kéo của mẫu được thiết lập sau khi mẫu ban đầu không chịu ứng suất được kéo giãn đến một giới hạn nhất định và bắt đầu xuất hiện vết nứt. Việc kiểm tra độ bền kéo mẫu chỉ là một phần trong việc kiểm tra cơ tính mẫu, chỉ với độ bền kéo không thể nói lên toàn bộ tính chất của sản phẩm.
Độ bền kéo phụ thuộc vào những yếu tố sau: vật liệu kiểm tra, điều kiện kiểm tra như: nhiệt độ, tốc độ kéo, độ ầm, điều kiện mẫu trước kiểm tra,….Do đó cơ tính của vật liệu chỉ nên được so sánh trong cùng điều kiện kiểm tra. Nhiệt độ và tốc độ kéo ảnh hưởng quan trọng đến độ bền kéo, nên phải được kiểm soát trong quá trình kiểm tra.
2-Thiết bị kiểm tra: Máy dùng để kiểm tra độ bền kéo mẫu gồm 02 hệ thống ngàm kẹp mẫu, có thể di chuyển theo phương thẳng đứng để thực hiện tác dụng kéo giãn hoặc nén ép mẫu.
Vận tốc kéo mẫu có thể thay đổi được trong một khoảng khá rộng theo quy định thường được chọn là 500±50mm/phút (20±2in/phút) cho khoảng cách tối thiểu là 750mm. Dưới tác dụng của lực kéo, mẫu sẽ bị kéo giãn ra và cuối cùng bị đứt.
Tại các thời điểm quy định cần ghi nhận lực tác dụng và độ giãn của mẫu. Từ các giá trị này tính ra các kết quả phản ánh các tính chất cơ lý thông dụng của mẫu cao su.

3.Mẫu kiểm tra:
Mẫu dùng để đo và phương pháp đo được áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM D412.
Mẫu đo thông dụng là 03 mẫu có dạng quả tạ được các bằng dao cắt chuẩn từ một tấm phẳng cao su đã được lưu hóa trong khuôn ép với bề dày không nhỏ hơn 1,3mm và không lớn hơn 3±0.3mm. Nếu mẫu đo có bề dày quá khác biệt sẽ cho kết quả đo không thể so sánh được.
Dùng dao cắt chuẩn để cắt từ tấm phẳng ra ba mẫu dạng quả tạ.Lưu ý để dao cắt ở vị trí cắt không quá sâu có thể làm hỏng dao cắt. Luôn luôn lót tấm bìa cứng bên dưới mẫu trong khi chỉnh dao và cắt mẫu.Sau khi tháo dao ra khỏi máy cắt cần phải đặt dao vào hộp bảo vệ, không tùy tiện để dao cắt trên các mặt thép cứng vì có thể làm hỏng dao cắt

Mẫu đo phải phẳng và các cạnh cắt phải đều. Vạch 02 vạch ghi dấu trên mẫu dạng quả tạ cách nhau L0 = 20.00±0.08mm. Hai vạch phải nằm cách đều tâm của mẫu thử và được vạch thật song song với nhau và thẳng góc với cạnh mẫu thử.
Đo bề dày các mẫu quả tạ bằng dụng cụ đo bề dày. Bề dày mẫu được đo tại 03 điểm ở phần hẹp của mẩu quả tạ và lấy trung bình, sai số ≤ 0.025mm
Bề rộng của mẫu quả tạ lấy trị số chuẩn là Width = 6mm
Mẫu phải được ổn định hóa ở nhiệt độ bình thường ít nhất 03 giờ trước khi đem đo.
Trong trường hợp không thể cắt mẫu theo hình dạng quả tạ, có thể cắt mẫu theo hình dạng mẫu thẳng do dãi mẫu hẹp, dùng cho các vật liệu cách điện có hình dạng nhỏ. Các mẫu này cũng sẽ được cắt sao cho có chiều dài vừa đủ để có thể gắn vào ngàm kẹp. Việc đánh dấu mẫu cũng sẽ được thực hiện như đối với mẫu quả tạ.



4.Phương pháp đo:
-Điều chỉnh vận tốc kéo mẫu theo đúng vận tốc quy định là 500±50mm/phút, khoảng cách tối thiểu giữa hai ngàm kẹp là 64m.
-Chọn thang đo lực kéo thích hợp, thường là thang 100.
-Mắc mẫu đo dạng quả tạ vào ngàm. Phải cẩn thận mắc mẫu thẳng đứng để sức kéo phân bố đều trên toàn diện tiết diện của mẫu, nếu không lực kéo lệch sẽ làm cho 2 vạch mực đánh dấu sẽ không còn song song khi kéo giãn, trong điều kiện đó mẫu sẽ không chịu được lực tối đa.
-Cho ngàm di chuyển đi lên. Khi xác định lực định giãn Modul 100%, Modul 300% cần phải báo hiệu và ghi lại kết quả đúng lúc.
-Đối với việc xác định độ giãn dài của mẫu cũng cần phải mắc mẫu cẩn thận, và mắc mẫu thẳng đứng, và hai vạch mực đánh dấu cũng phải song song với nhau để lực phân bố đều trên toàn tiết diện mẫu.
-Mẫu được kéo với tốc độ ngàm kéo đã thiết lập sẵn, sau 15s để đo độ giãn dài.Mẫu sau đó được ổn định trong 10 phút và không làm lệch khoảng cách giữa hai vạch mực. Sau 10 phút đo lại khoảng cách giữa hai vạch đánh dấu, trị số giãn dài nên đo với mức sai số ≤0.2mm
-Lực kéo được đọc chính xác đến 1%
-Ghi nhận các kết quả:
+Lực định dãn 100% F100
+ Lực định dãn 300%: F300
+Khoảng cách 02 vạch ngay khi đứt mẫu: Lđứt
+Lực kéo khi đứt mẫu: Fđứt
+Khoảng cách 02 vạch sau khi đứt mẫu: L (đo sau 3 phút)

5. Tính toán kết quả:
PTiết diện mẫu quả tạ: S = e x w (cm2)
PỨng suất định dãn 100% (Modul 100%): M100 = F100/S (kgf/cm2)
PỨng suất định dãn 300% (Modul 300%): M300 = F300/S (kgf/cm2)
PỨng suất kháng đứt (độ kháng đứt): Fđứt/S (kgf/cm2)
PĐộ biến dạng đứt: (Lđứt – L0) x 100/L0 (%)
PĐộ biến dạng dư (sau 3 phút): (L – L0) x 100/L0(%)
PĐộ giãn dài (L – L0) x 100/L0 (%)
Kết quả của mỗi tính chất là trị số trung bình của 03 mẫu đo

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Website: www.testing-material.com 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét