Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VICKER FH06 - TINIUS OLSEN

MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VICKER FH06 TINIUS OLSEN
HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI


Độ Cứng HV là gì?
Độ cứng HV (hay độ cứng Vicker) là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu dưới tác động của tải trọng mũi đâm thông qua phương pháp đo độ cứng Vicker. Phương pháp đo này được hai nhà khoa học là Smith và Sandland phát minh vào năm 1924 khi đang làm việc cho một công ty có tên là Vicker tại Anh Quốc.
Giờ đây độ cứng Vicker gần như là một chỉ tiêu độ bền quan trọng trong bất kỳ ngành vật liệu nào, đặc biệt là lĩnh vực gia công cơ khí chính xác.

Phương pháp đo độ cứng Vicker?
Cách kiểm tra độ cứng Vicker được thực hiện bằng 1 mũi kim cương có dạng hình chóp 04 cạnh, góc giữa hai mặt chóp đối diện là 1360.
Các mũi thử khi được ấn vào vật liệu để kiểm tra độ bền cứng, dưới một mức hay một dải tải trọng xác định từ 50N đến 1500N, và tất nhiên mỗi một dạng vật liệu khác nhau chịu một mức tải lực cũng khác nhau.
Thời gian tác dụng lực chuẩn hóa diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 10 giây15 giây
Mũi kim cương sẽ giúp tạo nên 1 vết lỏm trên bề mặt vật liệu ( như hình mô tả bên dưới)

Sau khi cắt tải trọng, người ta sẽ tiến hành đo đường kính của d1d2 của vết lõm để tính ra chính xác giá trị độ cứng Vicker của vật liệu đó (xem hình mô tả bên dưới)

Ưu điểm của phương pháp đo VICKER:
-         Phương pháp đo độ cứng HV/ Vicker thường dùng đo các vật liệu mỏng, chất liệu dễ thấm…có thể đo được vật liệu rất mềm cũng như rất cứng.
-         Độ cứng VICKER có thể rất chính xác trong khoảng rộng của vật liệu, do mũi đâm kim cương không bị biến dạng, các vết lõm khi đo độ cứng Vicker thì nhỏ hơn nhiều so với đo độ cứng Brinell – HB, do đó cần chuẩn bị bề mặt mẫu trước khi đo thật cẩn thận.


FH06 – Giải Pháp Tối Ưu Để Kiểm Tra Độ Cứng Vicker
Model mới : FH6 của hãng Tinius Olsen, một thiết bị chuyên về kiểm tra độ cứng theo phương pháp đo Vicker. Đây là dòng máy đo tự động, sử dụng đầu đo công nghệ hiện đại được gắn với 04 vật kính xung quanh, đầu đo có thể xoay linh hoạt, và điều chỉnh hướng cho phù hợp với vị trí đặt mẫu, rất dễ dàng tiếp cận mẫu để phân tích trong quá trình đo.
Với công nghệ này sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn kiếm được rất nhiều tiền vì phòng LAB của bạn sẽ được nâng cao hiệu suất làm việc lên gấp 100 lần so với các phương pháp test thông thường trước đó.

Bên cạnh đó, công nghệ tự động này sẽ giúp cho việc tạo một vết lõm trên bền mặt vật liệu mẫu chỉ tốn của bạn một nửa thời gian so với các phương pháp trước đây.
Và nếu như bạn cần test một khuôn mẫu lớn, cái mà bạn đã từng kiểm tra trước đây, thì bạn chỉ việc test các mối hàn trên các mẫu tiếp theo thôi. Vì Model FH-6 đã lưu lại thông tin, kết quả kiểm tra của mẫu gốc trước đó, và nó sẽ lấy thông tin đó làm mẫu để kiểm tra các mẫu tiếp theo, công việc của bạn sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn khá nhiều, khi chỉ cân rê chuột trên bàn phím điều khiển cảm ứng đến đúng các mối hàn trên khuôn mẫu đó. Phương pháp này nó không hề tiết kiệm tiền cho bạn ! NHƯNG nó giúp các bạn tạo ra tiền

FH06 – Giải Pháp Tối Ưu Để Kiểm Tra Độ Cứng Vicker

FH06 – Thời Gian Kiểm Tra Độ Cứng Mẫu Cực Nhanh

FH06 – Các Trục X,Y,Z Di Chuyển Rất Nhanh

FH06 – Thực Nghiệm Kiểm Tra Độ Cứng Trên Khuôn Mẫu

Bạn là một nhà sản xuất hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Mobile 2: 0165.435.21.26

Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét