Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VICKER - TINIUS OLSEN


Tinius Olsen sản xuất nhiều dòng máy kiểm tra độ cứng ứng dụng cho  tất cả các loại vật liệu khác nhau như: kim loại, plastics, các bộ phận lớn, nhỏ cần độ chính xác cao khác nhau……. Cho dù bạn đang tìm kiếm 1 thiết bị kiểm tra độ cứng di động hay 1 thiết bị để bàn hoặc 1 thiết bị kiểm tra độ cứng có thang đo rộng được tích hợp hoặc không tích hợp vào dây chuyền sản xuất, chúng tôi –Công ty T.S.T nhà phân phối độc quyền dòng sản phẩm của Tinius Olsen đều có thể giúp được bạn.
Độ Cứng HV là gì?
Độ cứng HV (hay độ cứng Vicker) là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu dưới tác động của tải trọng mũi đâm thông qua phương pháp đo độ cứng Vicker. Phương pháp đo này được hai nhà khoa học là Smith và Sandland phát minh vào năm 1924 khi đang làm việc cho một công ty có tên là Vicker tại Anh Quốc.
Giờ đây độ cứng Vicker gần như là một chỉ tiêu độ bền quan trọng trong bất kỳ ngành vật liệu nào, đặc biệt là lĩnh vực gia công cơ khí chính xác.
Phương pháp đo độ cứng Vicker?
Cách kiểm tra độ cứng Vicker được thực hiện bằng 1 mũi kim cương có dạng hình chóp 04 cạnh, góc giữa hai mặt chóp đối diện là 1360.
Các mũi thử khi được ấn vào vật liệu để kiểm tra độ bền cứng, dưới một mức hay một dải tải trọng xác định từ 50N đến 1500N, và tất nhiên mỗi một dạng vật liệu khác nhau chịu một mức tải lực cũng khác nhau.
Thời gian tác dụng lực chuẩn hóa diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 10 giây15 giây
Mũi kim cương sẽ giúp tạo nên 1 vết lỏm trên bề mặt vật liệu ( như hình mô tả bên dưới)

Sau khi cắt tải trọng, người ta sẽ tiến hành đo đường kính của d1d2 của vết lõm để tính ra chính xác giá trị độ cứng Vicker của vật liệu đó (xem hình mô tả bên dưới)

Công thức tính độ cứng của Vicker

Ví dụ: Chúng ta tính toán được HV100/10-500: có nghĩa là giá trị độ cứng VICKER là 500 đo với tải trọng thử là 100 và diễn ra trong thời gian là 10 giây.
Phân loại Vicker:
Vicker có 02 dải lực: Micro (10g-1000g)Macro (1Kg- 100Kg). Trừ những trường hợp lực kiểm tra dưới 200g, giá trị của Vicker nói chung là độc lập tức là nếu vật liệu kiểm tra là đồng đều thì giá trị của Vicker sẽ là như nhau. Phương pháp đo độ cứng Vicker được xác định theo các chuẩn bên dưới :
-          ISO 6507-1,2,3 – dải Micro và Macro
-          ASTME384 – dải lực micro-10g đến 1 Kg
-          ASTME92- dải lực macro-1Kg đến 100Kg
Quy ước tải trọng đo 30Kg và thời gian đặt tải từ 10 đến 15 giây được xem là điều kiện chuẩn. Độ cứng mà đo ở điều kiện tiêu chuẩn chỉ cần ghi ngắn gọn là HV500.
Nếu đo ở các điều kiện khác thì phải ghi thêm các điều kiện đo, ví dụ: HV20/15-400 có nghĩa là độ cứng Vicker khi đo với tải trọng 20Kg và thời gian đặt tải trọng 15 giây là 400Kg/mm2
Ưu điểm của phương pháp đo VICKER:
-          Phương pháp đo độ cứng HV/ Vicker thường dùng đo các vật liệu mỏng, chất liệu dễ thấm…có thể đo được vật liệu rất mềm cũng như rất cứng.
-          Độ cứng VICKER có thể rất chính xác trong khoảng rộng của vật liệu, do mũi đâm kim cương không bị biến dạng, các vết lõm khi đo độ cứng Vicker thì nhỏ hơn nhiều so với đo độ cứng Brinell – HB, do đó cần chuẩn bị bề mặt mẫu trước khi đo thật cẩn thận.
Các dòng Model đo phương pháp VICKER của Tinius olsen:


Chúng tôi, Cty Tinius Olsen với 135 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra độ bền vật liệu, sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho nhà xưởng sản xuất của bạn, giúp bạn đạt được các tiêu chuẩn, quy định khắc khe nhất trong lĩnh vực này, để biết thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47
Hotline 2: 0168.435.21.26
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét