Chất Lượng Của Động Cơ – Câu Hỏi Lớn Cho Các
Nhà Sản Xuất Ô TÔ
Các công ty sản xuất
ô tô và xe gắn máy luôn nỗ lực trong công cuộc nâng cấp chất lượng của công
suất, động cơ, nó được xem như một mấu chốt quan trong nhất trong công tác sản
xuất ô tô, mô tô.Hiệu suất và đặc tính của động cơ mô tô hay nói chính xác hơn
đó chính là động cơ của máy, nó bao gồm một xi-lanh bằng kim loại và một nắp xi
lanh.
Nắp xi-lanh là một bộ phận trong động cơ
diesel. Nắp xi lanh sẽ bịt kín khoang đốt trong. Van chỉ dẫn sẽ
hướng dẫn thân van trong suốt quá trình đóng và mở van mà nó được nén vào bên
trong nắp xi-lanh. Tất cả các nắp xi-lanh được làm bằng một hợp kim sắt đặc
biệt có chứa cácbon, silicon và đồng. Hỗn hợp hợp kim này có độ co giãn và dẫn
nhiệt tốt và hạ thấp tỉ lệ giãn nở vì nhiệt. Kích thước của nắp xi-lanh không
dựa vào số lượng xi-lanh mà dựa vào các nhân tố như: tổng chi phí của động cơ,
kiểu dáng của khối xi-lanh, số lượng vòng bi, ứng suất nhiệt, hệ thống làm mát
và những trở ngại trong việc bít kín nắp xi-lanh.
Mỗi nắp xi-lanh được
sử dụng trong xi-lanh cần có đủ độ bền và độ cứng. Nắp xi-lanh sẽ bít kín bề
mặt giữa ống bọc ngoài xi-lanh, mặt trên của khối xi-lanh và lượng dầu và chất
làm mát mà không làm ảnh hưởng đến ống bọc ngoài hoặc van. Nắp xi-lanh cần đủ bền
để không xuất hiện các khe nứt giữa đinh tán của nắp xi-lanh, giữa các van xả
và nạp hay giữa các van và máy.
Vậy Độ Cứng Là Gì ? Tại Sao Phải Kiểm Tra Độ Cứng ?
Đầu tiên ta cần biết độ cứng
là gì? Độ cứng là thước đo sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước
và được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả thu
được thường biến đổi tùy theo phương pháp đo. Thực tế, các kết quả thực nghiệm
đo độ cứng có thể dao động trong khoảng 10% đối với cùng 1 loại vật liệu. Vì
vậy, các nhà khoa học đã phải cố gắng phát minh ra một kỹ thuật lý thuyết để có
thể dự đoán được độ cứng của vật liệu một cách chính xác hơn.
Ở nước ta chuẩn đo lường quốc
gia thể hiện đơn vị đo độ cứng theo các tiêu chuẩn độ cứng như:“Rockwell C”
(HRC), thang Brinell - HB (phương pháp Brinell); thang Vickers – HV (phương
pháp Vickers).
Độ cứng là một chỉ tiêu quan
trọng trong cơ khí, liên quan chặt chẽ đến độ bền của vật liệu. Độ cứng được đo
theo đơn vị của các thang đo quy ước: thang Brinell - HB (phương pháp Brinell);
thang Vickers - HV (phương pháp Vickers) và thang Rockwell - HR (phương pháp
Rockwell). Khi đo độ cứng theo HB phải ấn viên bi kim loại lên vật cần đo với
một lực xác định, trị số độ cứng HB là tỉ số giữa lực ấn và diện tích vết lõm
trên vật. Đo độ cứng theo HV cũng tương tự như vậy, chỉ thay viên bi kim loại
bằng một mũi kim cương hình chóp. Đo độ cứng theo HR, đầu đo có thể là viên bi,
cũng có thể là mũi kim cương hình chóp và trị số độ cứng được thể hiện qua
chiều sâu của vết nén.
Có nhiều thang đo độ cứng
Rockwell, ký hiệu là HRA, HRB, HRC HRD... tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu
đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng. Chuẩn đo lường quốc gia về độ
cứng của nước ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đơn vị đo độ cứng
theo HRC. Đó là máy chuẩn độ cứng HNG 250 do CHDC Đức chế tạo, đo độ cứng theo
phương pháp Rockwell thang C (HRC) với độ chính xác là 0,3 HR (trình độ, chuẩn
thứ). Các mức lực tác dụng 98,07 N và 1471,0 N được tạo ra từ tổ hợp các quả
cân chuẩn với độ không đảm bảo tương ứng là 0,034 0 N và 0,623 0 N; thiết bị đo
chiều sâu vết nén là kính hiển vi xoắn có độ không đảm bảo đo 0,304m m (P=95%)
và đầu đo là mũi đo kim cương hình chóp có góc đỉnh 120o4’± 4’và bán kính cong
ở đỉnh là (197,5 ± 2,5)m m.
Hướng Dẫn Thao Tác Trên Máy Đo Độ Cứng FH31 - Tinius Olsen
Chính vì những lý do
trên, càng khiến các công ty sản xuất ô-tô đặt trọng tâm trong việc thử nghiệm,
kiểm tra độ cứng, độ bền của các vật liệu sản xuất, cho dù đó là một bánh xe
hợp kim, hoặc một phần động cơ ô tô, chẳng hạn như đầu xi-lanh, trục khuỷu,
trục cam, que con, khối động cơ, hay hộp số. Một trong những nhà sản xuất ô tô nổi
tiếng, Yamaha Motors đã tin tưởng sản phẩm của Tinius Olsen – một trong những
nhà kiểm tra vật liệu hàng đầu trên thế giới, để kiểm tra chất lượng của các bộ
phận động cơ của họ bằng cách sử dụng Rockwell Tester FH31 – Tinius Olsen.
Bạn là một nhà sản xuất
hoặc là một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm độc lập, đang cần tham khảo
hoặc muốn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát, đo độ bền của vật liệu này ?
Hãy liên hệ ngay với
chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn !
Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Email: kevintst99@gmail.com
Yahoo: tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét